Cách đặt lư hương đỉnh hạc trên bàn thờ gia tiên chuẩn

Không phải ai cũng biết cách đặt lư hương trên bàn thờ thế nào là đúng. Những chiếc lư hương đỉnh hạc (đình đồng) đã không còn quá xa lạ gì đối với mỗi gia đình Việt Nam. Dù bất cứ là bàn thờ Thần tài, Thổ địa hay bàn thờ tổ tiên thì lư hương đều được đặt ở vị trí trung tâm. Với vai trò là vật kết nối giữa hai thế giới âm dương, lư hương được xem là nơi giáng của các hương linh, thần thánh, tổ tiên. Chính vì thế, lư hương và đỉnh hạc không chỉ là vật trang trí cho không gian thờ cúng mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt tinh thần trong văn hóa người Việt. 

Nội Dung Chính Bài Viết

  • Tại sao phải đặt lư hương trên bàn thờ đúng cách
  • Cách đặt lư hương trên bàn thờ đúng phong thủy
  • Cách bảo vệ và làm sạch lư hương
  • Chọn lư hương thế nào là hợp phong thủy
  • Nên chọn lư hương bằng đồng hay bằng sứ
  • Mẫu lư hương đỉnh hạc bằng sứ Bát Tràng

Tại sao phải đặt lư hương trên bàn thờ đúng cách

Bàn thờ được coi như một nơi để người còn sống thể hiện sự tưởng nhớ và lòng thành kính đến người đã khuất, tổ tiên dòng họ hay thần phật, thổ địa… Bàn thờ là một nơi vô cùng linh thiêng và cần được tôn kính, mọi thứ trên bàn thờ phải được sắp xếp theo quy tắc của phong thủy.

Nếu không biết cách bày biện bàn thờ, đặc biệt là chiếc lư hương không để đúng chỗ có thể sẽ gây ra nhiều tai họa cho gia chủ mình đấy.

Cũng như các vật thờ cúng khác như đỉnh đồng, bộ tam sự, ngũ sự … của mỗi gia đình thì lư hương cũng được phải để đúng chỗ, đúng quy định.

Cách đặt lư hương trên bàn thờ đúng phong thủy

Đóng vai trò là vật phẩm phong thủy kết nối giữa cõi âm và cõi dương. Chính vì thế, Lư hương không chỉ là vật trang trí cho bàn thờ mà nó đóng vai trò quan trọng trong tâm linh.

Tùy vào từng vùng miền, với những phong tục và văn hóa khác nhau mà có cách đặt lư hương khác nhau nhưng đều với mục đích chung là dâng hiến lòng thành đến ông bà tổ tiên. Và ở miền Nam thường gọi là Lư hương còn ngoài bắc gọi là Bát hương. Ở ngoài Bắc thường các gia chủ sẽ có 3 lư hương.

Thế nhưng ở trong miền Nam thì mỗi nhà lại có từ 3 đến 5 ban thờ, hoặc hơn thế nữa nên họ sẽ dùng từ 3 – 5 lư hương tương ứng với số bàn thời. Thông thường, người miền Nam thì thờ gia tiên tiền tổ, thổ công thổ địa, ông công, ông táo …

Còn đối với Miền trung thì sẽ thấy trong nhà chỉ có 1 lư hương, tuy nhiên ngoài trời cũng có một ban thờ trời đất có khi còn không cần lư hương nào.

Đó là cách đặt bát hương ở miền bắc, hay còn gọi là đặt lư hương theo vùng miền Nam.

Trên bàn thờ nên đặt mấy bát hương (lư hương)

Điều này cần căn cứ vào phong tục tập quán của từng gia đình, theo từng địa phương chứ không có quy định cứng nhắc nào. Quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ.

Nếu thờ 1 bát hương, thì sẽ thờ chung Thổ Công Thần Linh & Gia Tiên, Bà Cô Ông Mãnh chung 1 bát.

Nhưng thường tốt nhất thì ban thờ gia tiên cần có 3 bát hương: Bát thần linh, bát gia tiên, bát Bà Cô Ông Mãnh. Vì trong những ngày tết, giỗ, mùng một ngày rằm, khi cúng, chúng ta đều mời đầy đủ các vị về, bát hương là nơi để các vị ngự, nếu đặt chung một bát hương có nghĩa là các vị phải ngự chung một bát hương là không đúng ngôi thứ, chồng lấn lên nhau. 

Trong đó, Bát hương Thần Linh thờ các chư vị thần linh Thổ Công, Thổ Địa , Táo Phủ Thần Quân, ông Tiền Phủ, bà Tiền Phủ… Bát hương Thần Linh được đặt ở vị trí chính giữa. Bát Gia Tiên thờ ông Tứ Đại, ông Tam Đại, Nhị Đại, được đặt ở bên trái bát thần linh. Bát Bà Cô Ông Mãnh thờ những người chết trẻ, không có chồng vợ (trong tâm linh người Việt được coi là những người hết sức linh thiêng, có vai trò quan trọng khi thờ cúng và thường độ trì, đi theo phù trợ cho con cháu trên dương thế). Bát hương Bà Cô Ông Mãnh đặt bên phải bát Thần Linh.

Còn đặt lư hương đỉnh hạc thế nào?

Thứ tự đặt lư hương đỉnh hạc trên bàn thờ gia tiên như sau:

– Đỉnh hạc (đỉnh đồng) đặt chính giữa về phía sau, 2 bên cạnh là đôi hạc thờ đặt bằng nhau, đôi chân nến thờ

– Phía trước đặt bát hương

– Mâm ngũ quả, kỷ chén thờ…..

– Còn lại xung quanh là các phụ kiện thờ khác

Đỉnh đồng đặt trước hay sau bát hương

Đỉnh đồng hay đỉnh sứ thì chúng ta cũng nên đặt sau bát hương với hướng từ vị trí chúng ta làm lễ thờ cúng nhìn vào bàn thờ.

Cách bảo vệ và làm sạch lư hương

Làm sạch lư hương không phải chỉ là lau dọn bình thường mà phải tuân theo một quy tắc nhất định của phong thủy. Mỗi năm, khi vào dịp tết Nguyên Đán hay bất kỳ lễ hội hoặc dịp nhà mình có nội dung gì thì chúng ta thường sẽ làm sạch lư hương, và làm sạch bằng rượu trắng.

Còn phần bên trong như phần tro hoặc cát ở trong lư hương cùng những chân hương thì chúng ta nên gom lại để đem đi bỏ cùng với vàng mã khi cúng nhé. Mỗi dịp Tết về mà làm điều này thì có nghĩa là tượng trưng cho việc làm mới hoàn toàn sau một năm lao động vất vả.

Gia chủ làm sạch lưu hương để cầu mong các điều mới mẻ, may mắn và tài lộc. Cứ như thế, lộc lá sẽ đến trong năm tiếp theo đối với gia chủ.

Một vài lưu ý khi làm sạch lư hương:

  • Tuyệt đối không được dùng nước hoặc giẻ lau bẩn.
  • Gia chủ bắt buộc phải dùng rượu và một chiếc khăn mới tinh.
  • Khăn sau khi làm sạch lư hương cũng không được dùng vào việc khác
  • Sau khi làm sạch lư hương thì gia chủ phải thắp những nén nhanh mới để đón tổ tiên về ăn tết cùng gia đình.

Leave Comments

0913 653 846
0913653846